MUA BÁN DOANH NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN

MUA BÁN DOANH NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN

Postby vulcan on Mon Sep 10, 2012 11:18 am

MUA BÁN DOANH NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN

Một số kiến thức cơ bản về mua bán doanh nghiệp hiện nay

Về mặt thuật ngữ “mua bán doanh nghiệp” hay còn được gọi là M&A (Merger & Acquisition), được hiểu là hoạt động “thôn tính doanh nghiệp”. Mà qua đó, chủ đầu tư sẽ giành quyền kiểm soát toàn bộ doanh nghiệp. Việc kiểm soát này, được thực hiện qua hoạt động sở hữu toàn bồ hay một phần doanh nghiệp đó. Mức độ ảnh hưởng của mua bán doanh nghiệp (M&A) là quyền quyết định với doanh nghiệp, chứ không chỉ đơn thuần là sở hữu một phần vốn góp nhỏ, lẻ của chủ đầu tư.

Cần có những hiểu biết nhất định về sự khác biệt giữa M&A với đầu tư vào doanh nghiệp. Bởi khi phần vốn góp vào doanh nghiệp của nhà đầu tư đủ lớn để anh ta có thể quyết định các vấn đề trong công ty thì đó mới là M&A, còn nếu phần vốn góp đó chỉ đơn thuần giúp anh ta có lợi nhuận từ công việc làm ăn của doanh nghiệp, không có vai trò rõ ràng trong các quyết định quan trọng cuả doanh nghiệp… thì đó chỉ là hoạt động góp vốn thông thướng.

Vấn đề pháp lý liên quan tới M&A theo pháp luật Việt Nam

Theo điều 17 Luật Cạnh tranh ngày 03/12/2004 thì “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.

Điều 145 Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005 có đề cập tới “Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác”). Trong Luật Doanh nghiệp không đề cập đến mua lại doanh nghiệp nói chung.”

Điểu 21 Luật Đầu tư ngày 29/11/2005 lần đầu tiên quy định “Đầy tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp” như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp. Đầu tư trực tiếp thực hiện dưới các hình thức.

- Đóng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới hoặc để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Mua toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động.
- Mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, mua bán doanh nghiệp được xem xét dưới nhiều góc độ: như một trong các hành vi tập trung kinh tế, như một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp và hình thức đầu tư trực tiếp.

Do tính chất thì trường và tình hình nền kinh tế hiện nay mà hoạt động mua bán doanh nghiệp ngày càng được mở rộng hơn, đa dạnh và thể hiện được tiện ích của nó.
Song xét dưới góc độ của thủ tục pháp lý thì vấn đề mua bán doanh nghiệp vẫn được nhìn nhận như một thủ tục cần tới sự trợ giúp của các tổ chức chuyên nghành. Góp phần đẩy nhanh các bước thủ tục, hiệu quả trong hoạt động mua bán doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giúp hoàn thành mọi thủ tục pháp lý liên quan.

Đừng ngại khi gọi tới Viclaw để nhận được dịch vụ ưu đãi và chăm sóc tốt nhất.


Văn phòng luật Viclaw
Địa chỉ: P.838 Tòa nhà Vân Nam, số 26 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 04 8582 1995 - Fax: 043 564 3167
Hotline: 0907.388.007 - 0975.333.898
Email: info@viclaw.vn
vulcan
 
Posts: 16
Joined: Sun Aug 19, 2012 10:10 pm

Return to Luật Sở hữu trí tuệ

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest

cron