Page 1 of 1

Đề thi luật Hiến Pháp của một số trường

PostPosted: Fri Sep 18, 2009 2:24 pm
by Sea&Mountain
Đại học Luật

Đề số ...
1. nêu vai trò của Mặt trận tổ quốc VN trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay
2. trình bày nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán

Đề số ...
1. Nêu những tiến bộ về chế độ kinh tế của hiến pháp 1992 so với hiến pháp 1980
2. phân tích hình thức hoạt động của Chính Phủ thông qua phiên họp của Chính Phủ

Đề số ...
1. Nguyên tắc bầu cử phổ thông
2. Tổ chức và hoạt động của thường trực hội đồng nhân dân
Câu hỏi phụ: thường trực HĐND có bao nhiêu người

Đề số ...
1. Tại sao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt nam không có Hiến pháp?
2. Phân tích nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
3. Phân tích nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán?
4. Tại sao nói Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị?

Đề số ...
Câu 1: Nêu nhiệm vụ của MTTQ và các thành viên trong hệ thống chính trị.
Câu 2: Mối quan hệ giữa Chủ Tịch Nước và Tòa án, Viện Kiểm Sát.
Câu hỏi phụ: quy trình bổ nhiệm Thẩm phán của Chủ Tịch Nước là gì?

Đề số ...
1. Phân tích các đặc điểm của HP
2. Phân tích hình thức hoạt động của UBND thông qua phiên họp UBND

Đề số ...
1. Hình thức hoạt động của Chính phủ qua phiên họp Chính phủ
2. Hoàn cảnh ra đời, vị trí, tính chất, chức năng của Hiến pháp 1992

Đề số ...
1. Phân tích vị trí, vai trò của Chủ Tịch nước trong HP 59 & 80
2. Phân tích vai trò của MTTQ trong công tác bầu cử

Câu hỏi phụ:
1. Chủ Tịch nước trong HP 59 co quyền hạn j mà các bản HP khác hok có ?
2. Ai là chủ thể trong hiệp thương bầu ĐBQH ở TW & địa phương?

Đề số ...
1. Đặc điểm, nội dung, tính chất HP năm 46
2. Trình bày cơ cấu tổ chức của Chính Phủ
Câu hỏi phụ
_Người đứng đầu bộ và cơ quan ngang bộ có j` giống và khác nhau?
_Vai trò của Viện kiểm sát.
_Vai trò của Chủ tịch nước.

Lớp kinh tế 30 Ab:
Trình bày tiêu chuẩn cần và đủ của quyền bầu cử và ứng cử đại biểu quốc hội theo luật bầu cử đại biểu quốc hội dựoc sửa đổi năm 2003.

Lớp Quốc tế 30 AB
Khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì Sao?
a) Quy phạm luật hiến pháp chỉ do Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - Quốc hội ban hành.
b) Hiến pháp 1946 là đạo luật cơ bản của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Học viện hành chính

Đề thi Luật Hiến pháp và Luật tổ chức BMNN năm 2008
1. Bằng cơ sở pháp lý và thực tiễn hãy chứng minh: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

2. Ý nghĩa của các bản Hiến pháp Việt Nam: 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)

3. Nhà nước quản lí nền kinh tế bằng công cụ nào? Phân biệt chúng?

4. Căn cứ vào kết quả giám sát của các ban của HĐND huyện Y, thường trực HĐND huyện Y quyết định trình HĐND huyên Y về việc bỏ phiếu tín nhiệm, đối với ông Vũ Văn T-Đại biểu HĐND huyện Y với lí do ông Vũ Văn T không còn sự tín nhiệm của cử tri. Ông T đã phản đối quyết định này của thường trực HDND huyện Y và cho rằng việc làm của thường trực HDND là không đúng qui định của pháp luật. Theo anh (chị) xử lí các vấn đề này như thế nào đúng với các quy định của pháp luật?


Đề thi luật Hiến pháp năm 2009
Thời gian: 180' - Đề mở

1/ Vai trò của HĐND trong quá trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay?

2/ Tại sao điều 30 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) quy định:
"Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục."?

3/ Nêu vai trò của Hiến pháp trong thực tiễn và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.

4/ Năm 2006, Quốc hội ra nghị quyết tách tỉnh CT ra làm thành phố CT trực thuộc trung ương và tỉnh HG. Sau khi tách ra thì thành phố CT có 58 đại biểu HĐND, còn tỉnh HG có 27 đại biểu HĐND, cả 2 đều có dân số dưới 2 triệu dân. Cả 2 đã kiến nghị vì không đủ số đại biểu hoạt động. Anh (chị) hãy giải quyết trường hợp trên.

KHOA LUẬT KINH TẾ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐỀ THI MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP VN
---&---

Câu 1: (3 điểm)
Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?
1) Theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Chủ tịch UBND có quyền đình chỉ thi hành và bãi bỏ các nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp dưới trực tiếp.
2) Theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp.
3) Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm chức danh Thẩm phán của TAND các cấp

Câu 2: (2 điểm)
Anh (chị) hãy giải thích vì sao điểm 7 điều 103 Hiến pháp hiện hành quy định cho Chủ tịch nước có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại các pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua.

Câu 3: (5 điểm)
Anh (chị) chọn một trong hai câu (3a hoặc 3b) để làm bài:
3a) Anh (chị) hãy trình bày sự khác nhau cơ bản giữa chế định Hội đồng bộ trưởng theo Hiến pháp 1980 với chế định Chính phủ theo Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung) và giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
3b) Anh (chị) hãy trình bày mối quan hệ pháp lý cơ bản giữa Chính phủ với Quốc hội theo Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung). Điểm khác nhau cơ bản trong mối quan hệ này với mối quan hệ giữa Hội đồng bộ trưỡng và Quốc hội theo Hiến pháp 1980. Anh (chị) hãy giải thích vì sao có sự khác nhau đó.

ĐỀ THI MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP VN
---&---

Câu 1: (3 điểm)
Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?
1) Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu QH chỉ được tiến hành chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp QH để thu thập ý kiến và nguyện vọng của cử tri.
2) Theo quy định của pháp luật hiện hành, các thành viên của thường trực HĐND phải hoạt động chuyên trách.
3) Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm chức danh Thẩm phán của TAND các cấp

Câu 2: (2 điểm)
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, cơ quan, người có thẩm quyền sẽ xử lý như thế nào nếu:
1) Chủ nhiệm văn phòng CP chỉ được 40% số phiếu tín nhiệm trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại QH.
2) Hội đồng nhân dân Tp. HCM ban hành nghị quyết trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

Câu 3: (5 điểm)
Anh (chị) chọn một trong hai câu (3a hoặc 3b) để làm bài:
3a) Anh (chị) hãy chứng minh rằng Hiến pháp 1946 đã sáng tạo ra một chế định Chủ tịch nước rất độc đáo và một chính thể cộng hòa mới mẽ. Sự độc đáo và mới mẽ này phản ánh tư duy gì của các nhà lập hiến.
3b) Anh (chị) hãy chứng minh rằng UBND các cấp là cơ quan được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “trực thuộc hai chiều”. Giải thích vì sao UBND được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc này và hãy chỉ ra những bất cập về mặt pháp lý hiện nay trong việc quy định được tổ chức và hoạt động của UBND theo nguyên tắc này?

Một số câu hỏi ôn tập môn Luật Hiến pháp

PostPosted: Fri Sep 18, 2009 2:25 pm
by Sea&Mountain
Một số câu hỏi ôn tập môn Luật Hiến pháp

1. Tại sao Khoa học Luật Hiến pháp là môn khoa học pháp lý chuyên ngành?
2. Phân tích đối tượng nghiên cứu của Khoa học luật hiến pháp.
3. Phân tích đối tượng điều chỉnh của Ngành luật hiến pháp.
4. Nguồn của ngành luật hiến pháp.
5. Phân tích các đặc điểm của quy phạm pháp luật hiến pháp.
6. Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật hiến pháp.
7. Phân tích các đặc điểm của Hiến pháp.
8. Tại sao Nhà nước chủ nô và phong kiến chưa có Hiến pháp?
9. Tại sao trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam chưa có Hiến pháp?
10. Trình bày hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của Hiến pháp 1946.
11. Trình bày hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của Hiến pháp 1959.
12. Trình bày hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của Hiến pháp 1980.
13. Trình bày hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của Hiến pháp 1992.
14. Phân tích nội dung quyền dân tộc cơ bản trong Điều 1 Hiến pháp 1992.
15. Phân tích ý nghĩa của việc quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội trong Điều 4 Hiến pháp 1992.
16. Phân tích các hình thức thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
17. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị theo quy định của Hiến pháp hiện hành năm 1992.
18. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quá trình hình thành cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp).
19. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động lập pháp, lập quy.
20. Phân tích quy định: "Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" (Điều 15 Hiến pháp 1992 (sửa đổi).
21. Phân tích nội dung của chế độ sở hữu toàn dân?
22. Phân tích nội dung của chế độ sở hữu tập thể?
23. Phân tích nội dung của chế độ sở hữu tư nhân?
24. Phân tích chính sách của Nhà nước đối với thành phần kinh tế Nhà nước theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
25. Phân tích chính sách của Nhà nước đối với thành phần kinh tế tập thể theo Hiến pháp hiện hành năm 1992?
26. Phân tích chính sách của Nhà nước đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân theo Hiến pháp hiện hành năm 1992?
27. So sánh sở hữu toàn dân với sở hữu tập thể.
28. Phân tích nguyên tắc: Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách. (Điều 26 Hiến pháp 1992)
29. Phân tích mục đích, chính sách phát triển nền giáo dục Việt Nam theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
30. Phân tích mục đích, chính sách phát triển khoa học, công nghệ theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
31. Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
32. Phân tích nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc tôn trọng quyền con người (Điều 50 Hiến pháp 1992).
33. Phân tích nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc tính thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
34. Phân tích nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật trong chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
35. Phân tích nguyên tắc tính hiện thực trong chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
36. Phân tích nguyên tắc tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
37. Phân tích nội dung "Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân." (Điều 53 Hiến pháp 1992)
38. Phân tích Điều 57 Hiến pháp 1992 " Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật."
39. Phân tích Điều 68 Hiến pháp 1992 "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật."
40. Phân tích quy định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin…" (Điều 69 Hiến pháp 1992)
41. Phân tích quy định: "… Công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."(Điều 69 Hiến pháp 1992)
42. Phân tích nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân theo Hiến pháp 1992.
43. Phân tích nguyên tắc bầu cử phổ thông.
44. Phân tích nguyên tắc bầu cử trực tiếp.
45. Phân tích nguyên tắc bầu cử bình đẳng.
46. Phân tích nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử.
47. Phân tích những điều kiện để thực hiện quyền bầu cử của công dân theo pháp luật hiện hành.
48. Phân tích những điều kiện để thực hiện quyền ứng cử của công dân theo pháp luật hiện hành.
49. Phân tích những điều kiện để một công dân trúng cử đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
50. Phân tích quy định về bãi nhiệm đại biểu theo pháp luật hiện hành.
51. Phân tích nguyên tắc: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước.
52. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
53. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
54. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
55. Phân tích nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
56. Phân tích quy định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân" (Điều 83 Hiến pháp 1992).
57. Phân tích quy định: "Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 83 Hiến pháp 1992).
58. Phân tích chức năng lập hiến và lập pháp của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
59. Phân tích chức năng giám sát tối cao của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
60. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước bằng những hình thức nào?
61. Phân tích hình thức hoạt động của Quốc hội thông qua kỳ họp của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
62. Phân tích hình thức hoạt động của Quốc hội thông qua Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
63. Phân tích hình thức hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
64. Trình bày cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
65. Phân tích hình thức hoạt động của Quốc hội thông qua hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
66. Trình bày các quy định của Hiến pháp năm 1946 về Chủ tịch nước.
67. Trình bày các quy định của Hiến pháp năm 1959 về Chủ tịch nước.
68. Vị trí, vai trò và trật tự hình thành Chủ tịch nước theo Hiến pháp hiện hành năm 1992.
69. Phân tích mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
70. Phân tích mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
71. Phân tích mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật hiện hành.
72. Phân tích vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
73. Phân tích cơ cấu tổ chức và trật tự hình thành của Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
74. Phân tích hình thức hoạt động của Chính phủ thông qua phiên họp Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
75. Phân tích hình thức hoạt động của Chính phủ thông qua hoạt động của Thủ tướng theo pháp luật hiện hành.
76. Phân tích vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
77. Hội đồng nhân dân có phải là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương không? Tại sao?
78. Các hình thức thực hiện quyền giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
79. Trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
80. Phân tích hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân thông qua kỳ họp Hội đồng nhân dân.
81. Trình bày tổ chức và hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
82. Phân tích hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
83. Trình bày tổ chức và hoạt động của các ban thuộc Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
84. Phân tích vị trí, tính chất, chức năng của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành.
85. Trình bày cơ cấu tổ chức và trật tự hình thành Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành.
86. Phân tích hình thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân thông qua phiên họp Uỷ ban nhân dân.
87. Phân tích hình thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân thông qua hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
88. Phân tích các mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành.
89. Phân tích các mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với các cơ quan nhà nước cùng cấp ở địa phương theo pháp luật hiện hành.
90. Phân tích nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán theo quy định pháp luật hiện hành.
91. Phân tích chức năng xét xử của Toà án.
92. Phân tích nguyên tắc: "Khi xét xử, Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" (Điều 130 Hiến pháp 1992)
93. Phân tích nguyên tắc: "Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định..." (Điều 131 Hiến pháp 1992).
94. Phân tích nguyên tắc: "Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số" (Điều 131 Hiến pháp 1992).
95. Phân tích nguyên tắc: Công dân có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Toà án.
96. Phân tích chức năng của Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật hiện hành.
97. Trình bày tiêu chuẩn của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành.
98. Trình bày tiêu chuẩn của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương theo pháp luật hiện hành.
99. Trình bày tiêu chuẩn của Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành.
100. Trình bày tiêu chuẩn của Thẩm phán Toà án nhân dân địa phương theo pháp luật hiện hành.